Nhu cầu xã hội về làm đẹp tăng nhanh, đối với giới trẻ việc lựa chọn theo học ngành làm đẹp được xem là một lựa chọn khả thi, bởi đây không chỉ là một ngành cho công việc ổn định, thu nhập cao mà còn có tiềm năng năng khởi nghiệp hấp dẫn. Điều này tạo nên thu nhập cho một nguồn lao động lớn đồng thời không ít hệ lụy từ đây…
Mục lục bài viết
Toggle1. Không được cấp phép vẫn đào tạo “chui” công khai
Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, nếu doanh nghiệp muốn tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận cho học viên thì phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận khi có đủ điều kiện về có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo, diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học; phải có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật…. Và: “Chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp”.
“Trích báo Dân Sinh: “Ma trận” đào tạo nghề trong lĩnh vực làm đẹp: Ngang nhiên mượn danh Bộ LĐ-TB&XH “
>Xem Thêm:
2. Đánh vào tâm lý học viên để đào tạo không đúng quy định
Các cơ sở Spa khi không đủ tiêu chuẩn như quy định nhà nước thường đưa ra các “chiêu” đánh vào tâm lý khách hàng. Những lời giới thiệu cam kết có bằng cấp chính quy nhưng thực ra học viên chỉ nhận được chứng nhận do công ty đó cấp mà không có tính pháp lý.
Những cơ sở này thường lấy danh Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội. Cam kết bằng cấp được công nhận nhưng thực tế không được bộ công nhận.
Có thể nói, hiện nay trên thị trường có hàng trăm Học viện thẩm mỹ, Trung tâm làm đẹp đang tổ chức đào tạo nghề trái phép. Mặt khác, việc các Học viện quảng cáo “chỉ cần đóng tiền là sẽ nhận được chứng chỉ của Bộ LĐ-TB&XH” là không đúng. Bởi vì Bộ LĐ-TB&XH không cấp chứng chỉ cho hoạt động đào tạo ngắn hạn này mà do các cơ sở đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cấp. Do đó, đây là hành vi mạo nhận, mạo danh, các cá nhân vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>> Xem thêm: Học chăm sóc da ở đâu TỐT NHẤT tại TPHCM
3. Lựa chọn cơ sở đào tạo nghề thẩm mỹ uy tín bằng cách nào?
Cần tìm hiểu kỹ cơ sở đào tạo trước khi tham gia học tập nhằm đảm bảo quyền lợi bản thân trong học tập và giá trị bằng cấp sau đào tạo. Các Spa năm sao tiêu chuẩn quốc tế thường chú trọng đầu vào. Nếu lựa chọn cơ sở không uy tín sẽ ảnh hưởng đến công việc và con đường tương lai của bạn.
Cơ sở vật chất, môi trường giảng dạy…
Tại Trường thẩm mỹ ANA đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy với cơ sở vật chất toàn diện bậc nhất, môi trường giảng dạy chuẩn spa năm sao với đội ngũ giảng viên có bằng cấp, kinh nghiệm:
- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo, diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học; Có phòng học lý thuyết và học thực hành riêng biệt
- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động
- Được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật….
- Trường tuyển sinh, tổ chức đào tạo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ bộ.
Chứng chỉ nghề thẩm mỹ
Chứng chỉ hành nghề spa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công nhận sẽ được lưu và có số hiệu đối chiếu. Mỗi chứng chỉ được cấp có giá trị sẽ được lưu vào sổ cấp chứng chỉ do bộ LĐTB&XH ban hành.
Chứng chỉ có giá trị hành nghề và mở tiệm. Sau này khi muốn mở tiệm kinh doanh bạn có thể dùng chứng chỉ spa cho Trường Thẩm mỹ Ana cấp.
Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định: Phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp có hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Cùng với đó, buộc cơ sở đào tạo hoàn trả cho tổ chức, cá nhân các khoản tiền đã thu, trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm; Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đối với hành vi vi phạm quy; Buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận kiểm định đã cấp đối với hành vi vi phạm.Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm quy định về tuyển sinh đào tạo, Điều 8 Nghị định này cũng quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thông báo tuyển sinh bằng bất cứ hình thức nào khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu nhận hồ sơ, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp. |