TRƯỜNG THẨM MỸ ANA

KHÓA HỌC “PHÒNG, CHỐNG LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG MÁU - DỊCH SINH HỌC”

 Theo Nghị định 109/2016/NĐ–CP ngày 1-7-2016, các cơ sở đăng kí dịch vụ liên quan đến hoạt động phun, xăm, thêu trên da phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn về phòng chống lây nhiễm các bệnh qua đường máu, dịch sinh học. Nếu cơ sở, đơn vị dịch vụ nào không có chứng chỉ trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 -70 triệu đồng theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 về xử phạt hành chính với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, việc thực hiện các dịch vụ y tế.

 Trường Thẩm Mỹ ANA kết hợp với Trường CĐ Viễn Đông tổ chức khóa tập huấn “PHÒNG, CHỐNG LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG MÁU, DỊCH SINH HỌC”.

NGHỀ SPA – “MỎ VÀNG CƠ HỘI” CHO NGƯỜI BIẾT NẮM BẮT THỜI CƠ

 Theo PGS.TS Cao Văn Sâm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và công tác xã hội Việt Nam nhận định: “Ngành làm đẹp Việt Nam đang có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, khi công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này ngày một phát triển”.

 Được xem là một trong những nghề HOT nhất hiện nay khi nhu cầu và đầu tư vào dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ngày càng tăng mạnh, kéo theo đó là sự thiếu hụt lớn về đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao. Spa/Thẩm mỹ viện/Salon “mọc lên như nấm” chính là mỏ vàng cơ hội cho những ai yêu thích, đam mê với nghề làm đẹp và mong muốn tìm được một công việc ổn định dài lâu.

 Với tiềm năng năng phát triển vượt trội cùng cơ hội thăng tiến rộng mở, nghề Spa chính là lựa chọn tối ưu của nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính độ tuổi nào để khởi đầu tương lai mới.

 Chỉ với khóa học ngắn – chi phí hợp lý lại thu về nguồn thu nhập khủng, cùng lộ trình phát triển bản thân rõ ràng từ học viên đến Kỹ thuật viên/Quản lý/Trưởng nhóm và cuối cùng tự tin mở tiệm làm chủ.

THẠO NGHỀ CHỈ TRONG 3 THÁNG

CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH

THU NHẬP 10 – 15 TRIỆU

*Theo khảo sát thu nhập trung bình của hơn 4.000+ học viên đã tốt nghiệp

NỘI DUNG KHÓA HỌC

STTTên bàiNội dung chi tiết
 Chương trình lý thuyết
Phần1:Đại cương về các đường lây truyền trong các cơ sở y tế

 Lý thuyết đại cương

 Các quy định cụ thể

  • Đối với nhân viên y tế
  • Đối với dụng cụ y tế
  • Đối với người bệnh
  • Đối với môi trường
Phần2:Các đường lây quan trọng và biện pháp phòng ngừa

 Các đường có thể lây truyền

  • Đường hô hấp
  • Đường tiết niệu
  • Đường tiêu hoá
  • Đường da niêm
  • Đường máu

 Các biện pháp ngăn ngừa sự lây truyền.

  • Cơ chế của sự lây truyền
  • Các biện pháp ngăn ngừa sự lây truyền cụ thể
Phần3:Các điều kiện gây nhiễm trùng ở các cơ sở y tế

 Một vài nét khái quát về vi khuẩn

  • Sự phát triển của vi khuẩn
  • Những yếu tố ảnh hưởng tới vi khuẩn
    • Nhân tố vật lý
    • Nhân tố hoá học

 Các điều kiện gây nhiễm trùng ở các cơ sở y tế

  • Đặc điểm của các cơ sở y tế
  • Các điều kiện gây nên sự nhiễm trùng

 Phòng ngừa

  • Nguyên tắc chung
  • Biện pháp và tổ chức phòng chống nhiễm trùng

 Cách tìm vi sinh vật trong không khí

 Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí

Phần4:Phơi nhiễm với máu – những điều nhân viên y tế cần biết

 Nguyên nhân gây phơi nhiễm

  • Bị thương do kim đâm
  • Bị thương do vật sắc nhọn bị nhiễm
  • Qua tiếp xúc, văng, bắn

 Phòng ngừa

  Nguy cơ nhiễm trùng sau phơi nhiễm

  Điều trị – xử lý sau phơi nhiễm

  Theo dõi sau phơi nhiễm 

Phần5:Phòng lây nhiễm trong tiêm – xử lý với máu – dịch cơ thể- vật sắc nhọn

 Cơ chế gây tổn thương da thường gặp

 Phòng lây nhiễm trong thao tác với vật bén nhọn

  • Giảm số lượng mũi tiêm
  • Kỹ thuật đậy nắp kim
  • Chuyền vật sắc nhọn
  • Tiêu chuẩn thùng đựng vật sắc nhọn

 Xử trí khi xảy ra phơi nhiễm

  • Các yếu tố phụ thuộc đưa đến lây nhiễm sau phơi nhiễm
  • Các bước xử trí khi xảy ra phơi nhiễm
Phần6:Phòng ngừa và chống nhiễm khuẩn vùng da làm thủ thuật

 Tác nhân gây nhiễm

  • Vi khuẩn gram (+), gram (-)
  • Vi nấm
  • Nhiễm trùng bệnh viện

 Yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn

 Các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn

  • Điều chỉnh tình trạng bệnh lý
  • Làm sạch, khử khuẩn môi trường
  • Chuẩn bị da (sát trùng vùng da làm thủ thuật)
  • Kháng sinh phòng ngừa
  • Nhân viên rửa tay, sát khuẩn tay, mang găng tay đúng phương pháp
  • Thực hiện vô khuẩn suốt thời gian tiến hành thủ thuật
 Chương trình thực hành
Phần1:Rửa tay thường qui (nội khoa), rửa tay thủ thuật (ngoại khoa)

 Chuẩn bị phương tiện

 Chuẩn bị cán bộ y tế

 Năm thời điểm rửa tay

 Sáu bước rửa tay

 Phương pháp lau tay

Phần2:Kỹ thuật mang, tháo găng vô khuẩn, găng tay sạch

 Thực hiện rửa tay trước khi mang găng

 Thực hiện mang vào găng sạch

 Thực hiện tháo ra găng sạch

 Thực hiện mang vào găng vô khuẩn

 Thực hiện tháo ra găng vô khuẩn

 Thực hiện rửa tay sau tháo găng

Phần3:Nhận điện các dung dịch, hoá chất dùng ngoài trong ngành chăm sóc sắc đẹp

 Liệt kê được các loại hoá chất, dung dịch sử dụng cho từng mục đích

 Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của từng loại cụ thể

 Xử lý được khi hoá chất rơi, văng, bắn vào những vùng trên cơ thể (mắt, mũi, miệng, da không lành)

Phần4:Nhận điện các dung dịch, hoá chất dùng ngoài trong ngành chăm sóc sắc đẹp

 

Phần5:Phòng lây nhiễm trong tiêm – xử lý với máu – dịch cơ thể- vật sắc nhọn

 Cơ chế gây tổn thương da thường gặp

 Phòng lây nhiễm trong thao tác với vật bén nhọn

  • Giảm số lượng mũi tiêm
  • Kỹ thuật đậy nắp kim
  • Chuyền vật sắc nhọn
  • Tiêu chuẩn thùng đựng vật sắc nhọn

 Xử trí khi xảy ra phơi nhiễm

  • Các yếu tố phụ thuộc đưa đến lây nhiễm sau phơi nhiễm
  • Các bước xử trí khi xảy ra phơi nhiễm

Điều kiện thực hiện môn học

 Phòng học chuyên môn: phòng học lý thuyết, phòng Skill Lab

 Trang thiết bị, máy móc: Máy chiếu, laptop, micro, nồi hấp nhỏ.

 Học liệu: đề cương, giáo trình, handouts, dụng cụ thực hành theo từng nội dung bài học có sẵn tại Skill Lab Cao đẳng Viễn Đông

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

Về Kiến Thức

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

 Các đường lây truyền quan trọng trong các cơ sở y tế và cách phòng ngừa

 Các điều kiện gây nhiễm trùng

 Những điều cần biết khi phơi nhiễm với máu

 Phòng lây nhiễm trong tiêm, xử lý với máu, dịch cơ thể, vật sắc nhọn

 Phòng ngừa và chống nhiễm khuẩn các vùng da làm thủ thuật

Về Kỹ Năng

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

 Thực hiện được các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp.

 Xây dựng, thực hiện được các quy trình phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn chéo cho nhân viên y tế, cho khách hàng khi thực hiện thủ thuật chăm sóc

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

 Tự thực hành công tác phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp trong phạm vi chuyên môn hành nghề đem lại sự an tâm cho bản thân và cho khách hàng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG

Các lớp học nghề spa được tổ chức bài bản, tuân thủ theo lộ trình đào tạo spa chuyên nghiệp, đúng thực tế. Có giáo trình bài bản, 80% thời lượng là thực hành và trên mẫu thật. Hoàn thiện từ kỹ thuật chuyên môn đến kỹ năng nghề nghiệp: giao tiếp, tư vấn khách hàng spa, xử lý tình huống trong lĩnh vực spa thẩm mỹ,…

Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khóa thú vị, năng động.

Chứng chỉ được cấp

  • Chứng nhận hoàn thành khóa học 
  • Chứng chỉ do Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội chứng nhận. Chứng chỉ có thể mở tiệm kinh doanh.
  • Chứng chỉ Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học

Hỗ trợ sau đào tạo

  • Tư vấn khi mở tiệm kinh doanh.
  • Giải đáp những khó khăn khi đi làm.
  • Cam kết hỗ trợ xin việc làm.

CHÍNH SÁCH CAM KẾT VIỆC LÀM

Tại ANA, phòng Dịch vụ việc làm có nhiệm vụ cam kết việc làm đầu ra, khảo sát trước môi trường làm việc, đảm bảo mọi quyền lợi cho học viên. Sau tốt nghiệp, các bạn sẽ được dẫn đi test tay nghề và làm việc tại môi trường phù hợp với nguyện vọng đăng ký ban đầu.

one-300x300

Ký hợp đồng đào tạo cam kết quyền lợi khi đăng ký.

two-300x300

Bộ phận dịch vụ việc làm chuyên trách.

three-300x300

Mạng lưới đối tác rộng khắp cả nước.

Trường Thẩm Mỹ ANA

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    1. Học xong có được cấp bằng không?
    Sau khóa học, trải qua kỳ thi cuối khóa đảm bảo các bạn học viên đã nắm vững được kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, học viên sẽ được trường thẩm mỹ ANA cấp chứng chỉ nghề của Sở LĐTB& XH có giá trị pháp lý trên toàn quốc.
    2. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp khóa học Kỹ thuật viên Spa thẩm mỹ?
    Tại trường ANA có bộ phận Dịch vụ việc làm cùng mạng lưới đối tác các Spa/TMV rộng khắp nên sẽ cam kết 100% việc làm cho các bạn học viên sau khi tốt nghiệp. Lộ trình phát triển trong nghề Thẩm mỹ có thể chia thành những nấc thang chính là: Kỹ thuật viên Spa – Nhóm trưởng – Phó Quản lý/Quản lý spa – Mở Spa kinh doanh và giáo viên tại các trường nghề chuyên nghiệp. + Kỹ thuật viên Spa thẩm mỹ: đây là giai đoạn nền tảng giúp bạn bạn làm quen với môi trường làm việc, tích lũy kinh nghiệm để định hướng phát triển về sau. + Khi tay nghề thành thạo hơn, bạn có thể trở thành kỹ thuật viên chuyên nghiệp thực hiện nhuần nhuyễn kỹ thuật massage thẩm mỹ – thư giãn và kỹ thuật điều trị như peeling, trẻ hóa da, điều trị da tăng sắc tố… Sau đó thăng tiến lên vị trí nhóm trưởng. + Phó Quản lý/Quản lý Spa: Vị trí này đòi hỏi quá trình làm việc từ 1 – 2 năm, bạn phải nắm vững toàn bộ kỹ năng thực hiện các dịch vụ của spa để điều phối nhân sự phụ trách phù hợp. Bên cạnh đó, quản lý spa cần có kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, thiết lập giá dịch vụ, kỹ năng đào tạo nhân sự mới… + Ngoài ra, sau một khoảng thời gian làm việc nếu có vốn cùng kỹ năng nghề nghiệp bạn hoàn toàn có thể mở Spa riêng để tự mình kinh doanh. + Trở thành giáo viên: nếu bạn yêu thích và có khả năng trong việc truyền đạt kiến thức thì bạn hoàn toàn có thể học thêm những kỹ năng cũng như nghiệp vụ Sư phạm để giảng dạy tại các trường nghề thẩm mỹ.
    3. Học Spa có khó không?
    – Nghề Spa với đặc thù là chú trọng vào kỹ năng tay nghề nên bạn chỉ cần học hành chăm chỉ và chọn có sở đào tạo nghề chuyên nghiệp thì việc thạo nghề sẽ không có bất cứ khó khăn gì. Tại trường thẩm mỹ ANA bạn không chỉ được đào tạo tay nghề mà còn được đào tạo tư duy con người làm nghề, giúp bạn vừa nắm vững lý thuyết, vừa thuần thục tay nghề và vừa biết cách tư duy, ứng xử thế nào cho đúng với tinh thần dịch vụ 5 sao.
    4. Kỹ thuật viên Spa lương bao nhiêu?
    Tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc mà mức thu nhập nghề spa sẽ có sự chênh lệch nhất định. + Đối với kỹ thuật viên spa, mức lương cơ bản dao động từ 4 – 5 triệu đồng/tháng (chưa tính hoa hồng). Tổng thu nhập ở mức 8-10 triệu đồng/tháng. + Kỹ thuật viên điều trị: có mức thu nhập trung bình nằm trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Họ thực hiện những công việc phức tạp hơn như điều trị mụn, nám, sẹo, vết nhăn,…bằng những thiết bị công nghệ cao và phương pháp hiện đại. Nếu giỏi tay nghề, mức thu nhập của họ sẽ còn cao hơn nữa. + Quản lý spa: mức thu nhập hàng tháng lên tới trên 20 triệu đồng. Bởi quản lý spa là người có trách nhiệm rất lớn trong việc quản lý và phát triển spa. Để có được vị trí này, các bạn nhân viên cần có sự cố gắng, trau dồi ngoài kỹ năng chuyên môn còn cần kiến thức về quản lý, giám sát công việc.

    Hình ảnh lớp học