Làm nail ở nước ngoài với người Việt bây giờ đã không còn quá xa lạ. Nó không chỉ là một nghề để mưu sinh mà phát triển thành ngành nghề kinh doanh được nhiều người theo đuổi bởi tính chất nhẹ nhàng, đem lại lợi nhuận cao.
Hiện nay, nhiều người ở mọi độ tuổi từ bạn trẻ cho đến trung niên có định hướng học nghề nail để đi nước ngoài làm việc và sinh sống. Vậy kinh nghiệm làm nail ở nước ngoài gồm những gì, bạn cần biết ngay trước khi bắt đầu với nghề này nhé!
Mục lục bài viết
Toggle1. Nắm rõ mức lương, quy chế trả tiền, chế độ làm việc, bảo hiểm
- Về mức lương trung bình:
Tùy vào mỗi nước, mỗi nơi và mỗi môi trường làm việc khác nhau, mức lương trả cho nhân viên làm nail sẽ khác nhau. Ví dụ như ở Anh, ở Đức hay Ba Lan những nơi có nhiều cửa hàng nail thì mức lương trung bình cũng đã thể hiện rõ sự khác biệt. Tùy vào nhu cầu mở rộng của chủ tiệm nail, nêu số nhân viên nhiều thì thu nhập hàng tháng của cả chủ tiệm và nhân viên sẽ khá tốt.
Nguồn thu nhập bình quân của 1 người làm nail ở CH Séc sẽ là 2.500 đến 3.500 USD/tháng. Còn ở Mỹ thì tiền lương sẽ dao động mức 3.000 đến 4.000 USD/tháng đối với thợ nail làm tốt.
Ngoài ra mỗi người thợ làm móng sẽ nhận được tiền tip từ khách hàng, có thể nâng mức lương trung bình lên đến 3.400 USD/tháng.
- Về chế độ làm việc:
Nhân viên làm nail ở nước ngoài, cụ thể là một trong số những tiệm châu Âu, Mỹ hay Anh đều phải làm nhiều giờ liền. Hầu hết mọi người tại các tiệm sẽ làm từ 6 ngày/tuần, 10 tiếng/ngày.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ không được mua bảo hiểm như khi làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty… Bạn cũng ít được nghỉ các ngày lễ trong năm bởi tính chất nghề nghiệp. Bởi vậy, khi theo nghề này các bạn phải có sức khỏe tốt, chịu khó, chăm chỉ chắc chắn thu nhập sẽ rất cao.
2. Kỹ năng làm nghề vững vàng, không được bỏ cuộc
Mức thu nhập thực tế của nhân viên làm nail ở nước ngoài sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn có tay nghề tốt, chắc và giao tiếp có tốt hay không.
Chính vì vậy, để có kỹ năng tay nghề vững chắc và có thể tồn tại trong nghề nhiều tiềm năng này, bạn phải đầu tư học 1 khóa làm móng cơ bản, đi kèm với kỹ thuật sơn sửa, định hình cho móng, đắp bột, đính đá, đính búp bê, nhân vật hoạt hình.
Với tất cả những bước cơ bản và nâng cao bạn đều cần phải nắm thật chắc. Sau khi học xong, bạn hãy cố gắng thực hành nhiều nhất có thể với khách thân quen, người nhà, gia đình để rèn luyện kỹ năng, tay nghề cho vững. Bao giờ có thể thuần thục hãy đi làm với khách hàng lạ mình làm hàng ngày.
Bạn nên đi làm ở 1 số tiệm nail trong nước để lấy thêm kinh nghiệm trước khi sang thẳng sang châu u làm việc hay bất kể một nơi nào khác. Sau đó hãy dành thêm nửa năm đi làm thêm các ca làm nail tự do để lấy thêm kinh nghiệm cũng như mở rộng mối quan hệ. Việc làm theo thể thức tự do này sẽ giúp bạn biết được chính xác thị hiếu của khách hàng, cũng như việc bạn hoàn thiện những mặt chưa được.
3. Chú ý khi giao tiếp với khách nước ngoài
Bạn nên cẩn thận tránh những điều không hay trong quá trình giao tiếp với khách hàng ngoại quốc khi làm móng. Nhiều trường hợp dẫn đến họ có cái nhìn và đánh giá xấu về những nhân viên làm nail nói chung của Việt Nam, với chính bản thân bạn.
Không giao tiếp về chính trị và tôn giáo, vì vấn đề này vô cùng nhạy cảm nên dễ khiến khách hàng có cái nhìn sai lệch về mình. Có nguy cơ khách hàng giận bỏ đi, không quay lại nữa là có thể. Nên gọi bằng tên thật khi giao tiếp với các khách hàng ở Đức, Mỹ, các nước châu u nói chung.
Luôn ăn mặc gọn gàng, nếu có đồng phục cửa hàng thì cũng nên giặt thơm tho, sạch sẽ để khách hàng khi tiếp xúc với mình cũng cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn. Dù trang phục không bắt buộc, nhưng đừng nên mặc đồ quá lố, rườm rà, xấu xí nhé. Khách ở Mỹ hay Châu u rất khó tính, dù họ không nói ra quá nhiều nhưng tần suất đến cửa hàng sau đó mà cũng giảm một cách đáng sợ.
4. Cảnh giác các nguy cơ về sức khỏe
Ngoài việc chuẩn bị thật tốt về kỹ năng, kinh nghiệm thực tế cần thiết thì việc cảnh giác trước những mối nguy hiểm sức khỏe tiềm tàng từ nghề làm nail ở nước ngoài gây nên cũng cần được chú ý. Theo những báo cáo từ cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, có khoảng 26 loại hóa chất nguy hiểm trong ngành nail. Ngoài các bệnh về đường hô hấp có thể mắc, nếu các chất như acetone thấm vào da sẽ tạo điều kiện cho những nguồn bệnh lạ vì thế mà thâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý trang bị những kiến thức thật chắc về các loại dung dịch, hóa chất dùng trong ngành làm móng cần. Luôn lựa chọn kỹ những sản phẩm có tính an toàn cao cho cả người làm và người dùng, luôn phải là những sản phẩm có nguồn gốc, sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng.
Bên cạnh đó, bạn phải nhớ luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc nữa nhé, để tránh hít phải quá nhiều các chất như mùi sơn móng tay, chất tẩy rửa. Bạn cũng nên nhớ mở quạt máy, hút mùi thường xuyên cho căn phòng nơi bạn làm việc đỡ bị ám khí mùi hóa chất nữa nhé.
Từ khóa tìm kiếm: làm nail ở nước ngoài, nail nước ngoài, thu nhập làm nail ở mỹ.