Những nốt mụn đáng ghét cứ liên tục mọc trên mặt khiến bạn táy máy muốn nặn ngay lập tức. Nhưng nếu lấy mụn sai cách, không đảm bảo vệ sinh, thì rất có thể những nốt mụn sẽ viêm nhiễm và bùng phát sẽ “rầm rộ” hơn và nguy cơ thâm sẹo nặng nề.
Mục lục bài viết
ToggleBài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nặn mụn an toàn tại nhà đúng chuẩn spa. Các bạn nên tuân thủ thực hiện để xử lý mụn triệt để, tránh để lại thâm sẹo nhé!
BƯỚC 1: Xác định mụn nào có thể nặn, mụn nào không
Những em mụn cần được nặn bỏ là mụn đã chín, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Các dấu hiệu mụn có thể nặn được:
– Ở đầu mụn có lộ một chấm đen nhỏ, chứng tỏ nhân mụn đã trồi lên, đây là những mụn ẩn đã “tiến hóa” thành mụn đầu đen.
– Mụn đầu đen chưa viêm, có lộ rõ đầu mụn màu đen, ở nốt mụn không có hiện tượng sưng đau, tấy đỏ.
Những nốt mụn không nên động đến, tránh trường hợp lỗ chân lông bị ách tắc liên tục dẫn tới viêm hoặc tàn nhang do mụn hình thành, gồm:
Mụn ẩn chưa trồi nhân lên, chưa nhìn thấy đầu mụn, chưa sờ thấy cộm
Mụn bọc, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn
Mụn viêm, sưng tấy, có mủ trắng đầu mụn
Mụn nốt sần đỏ, không nhân, có máu tích tụ bên dưới mụn, dễ để lại sẹo rỗ.
BƯỚC 2: Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn cần thiết tại nhà
– Cây nặn mụn
– Bông gòn
– Tăm bông
– Cồn Y Tế 70 độ
– Dung dịch sát khuẩn povidine
– Nhíp lấy mụn
Riêng cây nặn mụn và nhíp lấy mụn bạn cần khử trùng với cồn y tế trước khi sử dụng.
BƯỚC 3: Rửa mặt và vệ sinh tay, móng tay sạch sẽ
Việc cần làm trước khi lấy nhân mụn đó là vệ sinh da sạch sẽ, các bước vệ sinh da trước khi nặn mụn tốt nhất là:
B1: Tẩy trang mặt với dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang chuyên dụng.
B2: Rửa mặt với sữa rửa mặt có độ pH dịu nhẹ.
B3: Tẩy tế bào chết cho da ( 2 lần/tuần).
Đừng quên vệ sinh tay, làm sạch móng với nước rửa tay, sau đó lấy một ít cồn 70 độ ra tay để sát khuẩn trước khi nặn mụn hoặc chạm tay lên da.
BƯỚC 4: Xông hơi cho da mặt
Sau đó nên xông hơi da mặt bằng một tô nước nóng hoặc máy xông hơi mini tại nhà. Quý trình này sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, nặn mụn sẽ dễ hơn và giảm đau khi nặn mụn.
Ngoài ra, bạn có thể cho vào nồi nước xông vài giọt tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu lavender, tinh dầu hoa cam. Tinh dầu không chỉ tạo mùi thơm dễ chịu, mà còn có chức năng điều trị đối với da tổn thương và những nốt mụn.
BƯỚC 5: Nặn mụn
Hãy thận trọng và cẩn thận khi nặn mụn, bạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là dưới ánh sáng đèn để bàn để xác định chính xác mụn nào đã chín và chắc chắn cồi mụn đã được nặn ra hết.
Cẩn thận dùng cây nặn mụn ấn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Bạn cũng có thể chuyển động cơ mặt để việc lấy mụn diễn ra dễ dàng nhất, nhanh nhất và không gây sưng đau vùng lấy mụn.
Tuyệt đối không nên dùng tay và móng tay trực tiếp để nặn mụn. Bạn nên nhớ trên đầu ngón tay và móng tay có rất nhiều vi khuẩn đang ẩn nấp, việc dùng trực tiếp tay và móng để nặn sẽ vô tình là bên thứ 3 đưa vi khuẩn tiếp tục xâm nhập mụn và gây ra nhiều mụn hơn.
Vì thế trước khi nặn mụn hãy dùng 1 miếng bông gòn để làm miếng lót khi tay tiếp xúc với mụn. Hãy lấy hai ngón trỏ đè nhẹ lên vùng da xung quanh, cho đến khi mụn và mủ trồi hết ra ngoài. Bạn phải nặn hết sạch mủ và máu bên trong nốt mụn để phòng ngừa mụn tái phát nhé.
Sau khi lấy sạch cồi thì sẽ chảy dịch và máu, dùng bông gòn để lau sạch.
BƯỚC 6: Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Đây là bước cực kỳ quan trọng. Nó quyết định việc da bạn có phục hồi cũng như mức độ sẹo và thâm. Càng chăm sóc sau nặn mụn đúng cách, càng giảm nguy cơ bị thâm và sẹo.
Sau khi đã lấy hết nhân mụn bọc ra ngoài, bạn cần phải sát khuẩn một lần nữa cho làn da. Tiếp tục lấy bông y tế nhúng povidine và lau sạch nốt mụn vừa nặn. Sau đó rửa mặt thật sạch với nước.
– Luôn nhớ rằng, ngày đầu tiên sau khi lấy nhân mụn bạn sẽ không bôi bất kì kem dưỡng nào kể cả kem mụn. Ngày này chỉ rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và cân bằng da với toner.
– Tích cực tránh nắng nếu bạn không muốn chỗ lấy mụn sẽ bị thâm đen hoặc sẹo. Vì tia UV khiến chỗ vết thương và vùng da đang phục hồi bị nhiều sắc tố đen hơn. Hơn thế nữa, có thể khiến chỗ lấy mụn tái viêm.
– Hãy chuẩn bị cho mình sản phẩm kem chống viêm có một trong các thành phần như Tràm Trà, Benzoyl Peroxide, Retinoid,…. Hãy bôi kem trị mụn lên vùng da vừa nặn mụn 3-5 ngày sau khi lấy mụn để chắc chắn chỗ mụn không bị tái viêm và tiêu diệt triệt để vi khuẩn mụn. Sau đó, chúng ta bắt đầu dưỡng da phục hồi với các bước chăm sóc da hằng ngày.
Hãy có thói quen chăm sóc da tốt để da phục hồi nhanh hơn và ngừa mụn quay trở lại bởi “ngừa vẫn hơn là trị” đúng không các bạn.