Tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết? Hướng dẫn 4 cách xử lý hiệu quả

Sau khi tiêm filler, vùng da được tiêm có thể sẽ bị cứng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được rằng tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết và cách xử lý tình trạng này như thế nào. Hãy cùng Anna Beauty tìm hiểu rõ qua bài viết sau đây nhé.

Tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết?

Thông thường, sau khi tiêm filler xong, vùng được tiêm filler sẽ bị cứng, tình trạng này thường giảm đi hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian da bị cứng sau tiêm filler có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ tiêm filler, cơ địa của cơ thể, và tay nghề của chuyên viên. 

Nếu sau khoảng 14 ngày, da vẫn còn cứng và không thấy cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Tiêm filler bao lâu thì mềm và hết sưng?

Tiêm filler bị cứng bao lâu thì mềm là một thắc mắc lớn của những người đang gặp tình trạng bị cứng sau khi tiêm filler. 

Vùng tiêm filler thường sẽ trở nên mềm mại hơn sau khoảng 1-2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mất đến 5-7 ngày và tối đa khoảng 2 tuần để vùng tiêm filler trở nên mềm và ổn định. Điều này thường xảy ra đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm, và họ có thể cần nhiều thời gian hơn để thích nghi hoàn toàn với filler.

Tiêm filler bao lâu thì mềm và hết sưng
Tiêm filler bao lâu thì mềm và hết sưng

Nguyên nhân tiêm filler bị cứng hoài không hết

Sau khi biết được thời gian tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết. Nhiều người vẫn chưa hiểu được nguyên nhân tại sao đã quá 2 tuần nhưng vùng da tiêm filler của mình vẫn chưa hết cứng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.

Chất lượng của filler tiêm

Chất lượng của filler tiêm là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của quá trình làm đẹp bằng filler. Điều này là do các thành phần của filler kém chất lượng, thường chứa các hóa chất độc hại có thể gây hại cho da và dẫn đến các tác động xấu.

Khi bạn sử dụng filler làm đầy kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc và xuất xứ, có thể dễ gây ra các vấn đề như kích ứng da, sưng, bầm, tím, và thậm chí có thể gây tổn thương nặng hơn cho da, thậm chí là hoại tử.

Tiêm filler quá liều lượng

Mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy việc tiêm filler cần phải điều chỉnh hàm lượng filler phù hợp với cơ thể của mỗi người. Do đó, mức độ tiêm filler tại cùng một vị trí có thể khác nhau.

Nếu bác sĩ không xác định đúng hàm lượng và liều lượng cần thiết, việc tiêm quá mức có thể gây tác động đến mạch máu và dẫn đến tình trạng da bị bầm tím, cứng đơ do cản trở lưu thông máu.

Nguyên nhân tiêm filler bị cứng
Tiêm filler quá liều lượng

Kỹ thuật viên không có kỹ năng

Tiêm filler là một kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng và chuyên môn cao. Vị trí tiêm filler thường nằm ở những vị trí nguy hiểm, và việc tiêm không cẩn thận có thể gây ra việc tiêm vào động mạch máu, gây ra vấn đề máu khó đông, gây bầm tím, và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thiết bị không được vô trùng

Trang thiết bị và công nghệ sử dụng trong quá trình tiêm filler đóng vai trò quan trọng đối với kết quả của quá trình này. Nếu trang thiết bị và dụng cụ không được khử trùng hoặc không được làm sạch sẽ đúng cách, có thể gây nhiễm khuẩn và dẫn đến việc da sau khi tiêm filler trở nên cứng, bầm tím, và có thể gây ngứa.

Chăm sóc da sau tiêm filler

Cách bạn chăm sóc da sau khi tiêm filler cũng có vai trò quan trọng trong việc tránh tình trạng tiêm filler sau đó bị cứng và tím. Nếu bạn không tuân thủ cẩn thận và chăm sóc da không đúng cách, có thể làm cho vết thương không được phục hồi và lành lại một cách tốt.

Cách xử lý tình trạng tiêm filler bị cứng 

Ngoài việc cung cấp những thông tin cho câu hỏi tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách xử lý trường hợp tiêm filler bị cứng mà các bạn nên tham khảo.

Sử dụng chất làm tan filler

Đây là một phương pháp hiệu quả để giúp filler nhanh chóng trở nên mềm mại hơn bằng cách sử dụng các loại thuốc chứa Hyaluronidase. Chất này có khả năng làm tan filler và phá vỡ các liên kết trong filler. 

Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ, và đảm bảo sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Thực hiện sinh hoạt và kiêng cữ hợp lý

Điều quan trọng nhất là không nên sờ, nắn, hoặc bóp vào vùng da đã được tiêm filler. Những tác động này có thể gây làm mất đi hình dạng của filler và dẫn đến tình trạng sưng, cứng và đau kéo dài hơn thời gian dự kiến.

Cách xử lý tình trạng tiêm filler bị cứng
Thực hiện sinh hoạt và kiêng cữ hợp lý để xử lý tiêm filler bị cứng.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để giúp cho quá trình tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết nhanh hơn. Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hãy ăn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, và dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi. Sau khi tiêm filler nên kiêng ăn những thực phẩm như, hải sản, rau muống, đồ cay nóng, và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh.

Dùng đá lạnh chườm vùng bị sưng

Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả được các chuyên gia thẩm mỹ khuyên dùng sau khi tiêm filler. Trong những ngày đầu, chườm đá lạnh có thể giúp giảm sưng sau khi tiêm. Hãy chắc chắn sử dụng túi chườm và đá lạnh tinh khiết, tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

Những điều cần tránh sau khi tiêm filler

Để giúp cho việc tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết hoàn toàn bạn cần tránh những điều sau.

  • Trong tuần đầu sau tiêm filler, hạn chế chạm vào, áp lực mạnh, hoặc sờ nắn vùng da đã tiêm filler.
  • Trong khoảng 1-2 tuần đầu sau tiêm filler, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản và các món khó tiêu khác.
  • Tránh massage, xông hơi ở nhiệt độ cao, thực hiện các động tác mạnh, đeo khẩu trang quá chật, hoặc nằm sấp ở vùng đã tiêm filler, để tránh làm chất filler trượt khỏi vị trí và gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thẩm mỹ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, vì chúng có thể làm tan chất filler một cách nhanh chóng.
Những điều cần tránh sau khi tiêm filler
Cần tránh những gì sau khi tiêm filler

Kết luận

Bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc về vấn đề tiêm filler bị cứng bao lâu thì hết và cách xử lý như thế nào. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn và giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ tiêm filler để có một ngoại hình như ý.

Cô Đoàn Thị Hồng Uyên

Cô Trưởng bộ môn Đoàn Thị Hồng Uyên là chuyên gia 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Spa thẩm mỹ. Cô là người lái đò truyền lửa đam mê, dẫn dắt hơn 10.000 học viên tại trường thẩm mỹ ANA thành công với nghề làm đẹp.

Khóa học tại ANA

Tin tức mới nhất

Chương trình khuyến mãi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    TIN TỨC LIÊN QUAN