Mục lục bài viết
ToggleNgứa da mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề ngoài da, nhưng đồng thời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đang gặp tình trạng da dị ứng mẩn đỏ thì tham khảo ngay cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Da mặt bị dị ứng là tình trạng rất dễ bị kích hoạt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của hiện tượng này là tình trạng da mặt bị nổi sần ngứa. Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
1.1. Da mặt bị dị ứng mỹ phẩm
Chị em phụ nữ thường sử dụng nhiều loại mỹ phẩm để làm đẹp cũng như chăm sóc da, đặc biệt là da mặt. Phấn, kem nền hay sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, dưỡng trắng, kem chống nắng… là những sản phẩm rất thông dụng.
Việc quá lạm dụng hay lựa chọn các sản phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng. Điều này có thể khiến cho tình trạng nổi sần ngứa xuất hiện trên da.
1.2. Da mặt bị ứng thời tiết
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng nổi sần ngứa xuất hiện trên vùng da mặt. Dị ứng thời tiết thường dễ kích hoạt khi trời trở gió hay nhiệt độ thay đổi thất thường.
Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương khi hiện trạng dị ứng thời tiết được kích hoạt. Tình trạng nổi sần ngứa trên da mặt do dị ứng thời tiết thường có xu hướng lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh nếu không sớm can thiệp.
1.3. Các yếu tố dị nguyên gây dị ứng da mặt
Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú… cũng rất dễ khiến làn da của bạn bị kích ứng. Nhất là những vùng da nhạy cảm như da mặt thì nguy cơ bị dị ứng sẽ cao hơn.
Ngoài việc nổi sần ngứa, da mặt của bạn còn có thể bị các phản ứng dị ứng tấn công và gây ra các triệu chứng khác. Chúng có thể là phát ban da trên diện rộng hay nổi mẩn đỏ…
1.4. Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa do thực phẩm
Dung nạp các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa. Tình trạng dị ứng thực phẩm thường kích hoạt bởi một số chất có trong đậu phộng, hải sản, các loại quả hạnh…
Ngoài triệu chứng nổi sần ngứa ở da mặt hay phát ban trên da gây ngứa ngáy, bạn có thể còn gặp các dấu hiệu toàn thân. Điển hình nhất là hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, giảm huyết áp…
Ngoài ra, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa còn rất dễ kích hoạt bởi các yếu tố sau:
– Bạn sở hữu một làn da nhạy cảm
– Thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm
– Mệt mỏi, stress kéo dài
– Các loại thực phẩm
– Hóa mỹ phẩm
– Yếu tố dị nguyên
2. Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt
- Làm mát vùng ngứa: Bạn có thể dùng khăn lạnh hoặc gạc lạnh áp lên mặt để làm dịu cơn ngứa thay vì gãi.
- Loại bỏ chất gây ngứa: Bạn có thể tắm nước ấm, thử lau mặt bằng khăn ướt hoặc rửa mặt sạch, mát để loại bỏ chất này gây kích ứng tiếp xúc làm ngứa da mặt.
- Giảm căng thẳng: Bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách tập thể dục, nghe nhạc hoặc làm điều mình thích vì khi căng thẳng có thể làm cho tình trạng ngứa nặng hơn.
![cách chữa dị ứng mẩn ngứa trên mặt](https://ana.edu.vn/wp-content/uploads/2019/08/thể-dục-cho-mắt-.jpg)
- Dùng thuốc chống dị ứng: Bạn có thể sử dụng loại kem kháng histamine không kê đơn an toàn để bôi trên da mặt. Bạn cần đảm bảo tránh khu vực xung quanh mắt khi bôi thuốc. Nếu các triệu chứng xấu đi sau khi bôi, bạn hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Dùng thuốc làm dịu: Bạn có thể cân nhắc mua loại kem kháng viêm hydrocortisone không kê đơn hoặc một loại kem bôi có tác dụng làm dịu như calamine.
Bên cạnh đó, bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các biện pháp cụ thể dưới đây:
3. Các cách trị dị ứng da mặt nhanh nhất tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu da, đồng thời có thể giúp ức chế nhanh cơn ngứa. Một số nguyên liệu thường được dùng như nha đam, bột yến mạch, dầu ô liu, bạc hà… Chúng hầu hết đều rất lành tính với làn da của bạn, ít gây ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng. Nhiều nguyên liệu không chỉ giúp giảm ngứa mà còn cung cấp độ ẩm để giúp da mặt của bạn được khỏe khoắn hơn.
- Trị dị ứng da mặt bằng dầu dừa: Bôi 1 lượng dầu dừa nguyên chất lên da mặt, massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phú. Sau đó, rửa sạch dầu dừa trên mặt bằng nước sạch.
- Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua: Rửa mặt thật sạch, thoa sữa chua không đường đều lên mặt, massage, thư giãn trong 20 phút, rửa mặt bằng nước sạch.
- Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để sát khuẩn, loại bỏ dị nguyên, rửa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
![nước muối sinh lí](https://ana.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/nuoc-muoi-sinh-li-hinh-1024x576.jpg)
- Cách trị dị ứng bằng nha đam: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cạo lấy phần gel. Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da mặt. Massage nhẹ nhàng, nhất là ở vùng da tổn thương rồi để yên trong khoảng 20 phút. Cuối cùng làm sạch da mặt với nước ấm.
4. Một số lưu ý ngăn ngừa ngứa da mặt
- Bạn hãy chăm sóc da cơ bản với những bước bao gồm:
– Uống nhiều nước để giữ nước
– Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
– Sử dụng dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da
– Sử dụng các loại kem dưỡng cho da nhạy cảm
– Lựa chọn kem dưỡng ẩm không quá đặc vì có thể gây tắc lỗ chân lông
- Đồng thời lưu ý một số vấn đề bao gồm:
– Không gãi vào vùng da ngứa
– Hạn chế các thực phẩm đã từng gây dị ứng
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đã cũ từ 6 đến 12 tháng
– Trong mùa lạnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho làn da không bị khô
– Bạn nên tắm nước ấm hoặc nước mát để bảo vệ mức độ ẩm trong da, tránh tắm nước quá nóng
– Đảm bảo tránh các chất, thành phần hoặc vật liệu gây kích ứng da có thể bao gồm xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, một số kim loại trong đồ trang sức (như niken)…