Sẹo lồi là những vết thương lòm lõm hình thành ở vết thương nhỏ nhất trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bên cạnh chế độ chăm sóc thì việc kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo cũng là điều rất quan trọng. Vậy bạn nên kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi? Hãy cùng Ana tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Nên kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi?
Khi bị vết thương hở, bạn cần tránh những thực phẩm có thể gây sẹo lồi cho đến khi vết thương lành hẳn. Thời gian kiêng ăn để tránh sẹo lồi là khoảng 1 tuần đến 1 tháng phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc vết thương của mỗi người.
Những thực phẩm cần kiêng ăn khi bị sẹo?
Từ những chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã giải đáp được thắc mắc kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi. Vậy những thực phẩm nào bạn nên tránh khi bị vết thương hở? Dưới đây là danh sách những thực phẩm cần tránh khi bị chấn thương để tránh sẹo lồi:
Rau muống
Rau muống là thực phẩm có thể làm tăng sinh quá mức collagen tại vị trí vết thương. Nếu bạn có vết thương nông, ăn rau muống có thể dẫn đến sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi bị thương, bạn nên bỏ rau muống để ngăn ngừa sẹo lồi.
Thịt bò
Thịt bò giàu protein có tác dụng tăng cường cơ bắp, cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng trong thịt bò có thể làm vết thương thâm đen, hình thành sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ trên da. Do đó, thịt bò cũng là thực phẩm nên tránh khi bạn bị vết thương hở.
Hải Sản
Có nhiều loại hải sản giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với vết thương hở thì đây là loại thực phẩm cần phải kiêng cữ. Các chất dinh dưỡng trong hải sản có thể khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu, tăng khả năng viêm nhiễm và hình thành sẹo lồi rất nhanh.
Trứng
Trứng là tác nhân khiến vùng da non trên vết thương trong quá trình phục hồi nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh, khiến vết thương lốm đốm và khó coi. Vì vậy, khi bị vết thương hở, bạn cũng cần kiêng ăn trứng để rút ngắn thời gian lành vết thương và hạn chế hình thành sẹo lồi trên vết thương.
Thịt gà
Thịt gà tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng lại không phù hợp với người có vết thương hở. Vì thịt gà có tính nóng nên khi tác động đến vết thương sẽ làm tăng nguy cơ vết thương bị lở loét, sưng tấy. Đồng thời, ăn thịt gà cũng có thể khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu vfa kéo dài thời gian vết thương lành lại. Vì vậy, hãy đợi cho đến khi vết thương khô hẳn rồi mới ăn thịt gà nhé.
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ luôn là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có vết thương hở. Những thực phẩm này có thể làm tăng cơn đau và viêm, từ đó dẫn đến vết thương xấu và hình thành sẹo lồi.
Những lưu ý khi chăm sóc vết thương để tránh sẹo lồi
Bên cạnh thắc mắc kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi, bạn hãy tuân thủ một số điều nên và không nên khi chăm sóc vết thương sau đây để đẩy nhanh thời gian lành sẹo và giảm nguy cơ để lại sẹo lồi nhé
Xử lý & chăm sóc vết thương kịp thời, đúng cách
- Thường xuyên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, hạn chế để vết thương tiếp xúc với ánh nắng, nước bẩn…
- Không chạm tay bẩn vào vết thương để tránh nhiễm trùng. Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi rửa hoặc bôi thuốc lên vết thương.
- Ở giai đoạn vết thương đóng vảy, không cạy vảy bằng tay để tránh để lại sẹo và nhiễm trùng.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm kem bôi chuyên dụng để giảm cảm giác khó chịu và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Tăng cường dinh dưỡng hợp lý cho vết thương
Ngoài việc kiêng ăn để hạn chế sẹo lồi bạn cũng cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý, để vết thương nhanh lành và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm dinh dưỡng bạn nên ăn như sau:
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, ổi… có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn giúp tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, đậu phộng, ngũ cốc… cũng là nhóm thực phẩm tốt cho người bị thương cần bồi bổ cơ thể. Đây là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như: đạm, kẽm…
- Thịt lợn nạc, gan lợn… cũng là nguồn cung cấp chất đạm, chất sắt mà cơ thể cần cho quá trình chữa bệnh mà bạn nên tăng cường.
- Súp lơ, nấm, dưa chuột, dâu tây… là nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Cải thiện chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
Trong thời gian bị thương cần xây dựng lối sống điều độ, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể có đủ thời gian tái tạo và làm lành vết thương. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc, đúng lịch trình và hạn chế làm việc căng thẳng, áp lực để giảm áp lực cho vết thương.
Đồng thời uống nhiều nước để tăng cường đào thải chất độc trong cơ thể. Hạn chế hoạt động gắng sức trong thời gian bị thương và đảm bảo rằng cơ thể bạn được nghỉ ngơi tối đa.
Một số vấn đề thường gặp trong chăm sóc vết thương
Bị sẹo kiêng ăn rau muống bao lâu?
Nếu có vết thương hở, bạn nên kiêng rau muống trong 1-2 tháng đầu sau vết thương. Thời gian này đủ dài để vết thương bình thường lành hẳn. Nếu vết thương lớn, cần được tư vấn bác sĩ để kiêng ăn rau muống đúng cách.
Bị sẹo kiêng ăn trứng bao lâu?
Đối với những vết thương hở nhỏ thì nên kiêng ăn trứng trong khoảng 2 đến 6 tuần. Đối với những trường hợp vết thương lớn, đại phẫu cần nhịn ăn trứng ít nhất 1-2 tháng.
Bị sẹo kiêng thịt bò bao lâu?
Nếu bị vết thương hở, bạn cần kiêng thịt bò ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên, thời gian kiêng thịt bò với vết thương hở bao lâu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc vết thương tại nhà.
Vết thương bao lâu thì ăn được hải sản?
Thông thường, khi bị vết thương hở, bạn nên kiêng ăn hải sản trong khoảng 2-4 tuần để vết thương mau lành. Thời gian này có thể thay đổi, tùy thuộc vào kích thước vết thương cũng như cách chăm sóc và kiêng cữ tại nhà.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc của bạn về vấn đề kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi và những thực phẩm cần tránh khi bị sẹo lồi. Hi vọng bạn sẽ thiết lập được chế độ dinh dưỡng hợp lý để rút ngắn thời gian lành vết thương và hạn chế hình thành sẹo lồi.